Thursday, September 27, 2007
[K]i[M]o[N]o-truyen thong NHAT BAN
Nói đến Kimono, kể cả những người chưa từng đặt chân lên đất nước Phù Tang, cũng biết ngay đó là bộ lễ phục truyền thống của người Nhật. Hình ảnh những cô gái với những bộ Kimono rực rỡ trong ngày hội, đã từ lâu là nét đẹp có một không hai của xứ sở hoa anh đào.
Áo Kimono ra đời vào thời Heian ( 794 - 1192 ). Lúc đó, do người ta đã bắt đầu biết kỹ thuật cắt vải ra thành từng mảnh và khâu ghép chúng lại với nhau cho nên các thợ may không còn phải lo lắng nhiều về hình dáng, kích cỡ của khách hàng đặt kimono nữa. Điều này thực sự đem lại rất nhiều điểm thuận lợi cho người mặc kimono. Trước hết là nó dễ gấp, sau nữa nó có thể phù hợp cho mọi thời tiết. Chẳng hạn mùa đông họ có thể mặc thành nhiều lớp để giữ ấm, còn mùa hè, do kimono được may bằng thứ vải lụa thấm mồ hôi nên tạo một cảm giác mát mẻ cho người mặc. Chính vì vậy, kimono vào thời đó trở thành trang phục thường ngày của người Nhật.Về sau, khi việc mặc kimono thành nhiều lớp trở nên phổ biến, người Nhật bắt đầu chú ý đến việc dùng các màu sắc khác nhau cho mỗi lớp áo. Màu sắc của kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi một tầng lớp trong xã hội cũng có một loại màu áo kimono riêng.Vào thời Kamakura ( 1192 - 1338 ) và thời Muromachi ( 1338 - 1573 ), mọi người kể cả nam và nữ đều ưa chuộng những chiếc áo kimono có màu sắc tươi sáng. Còn các võ sĩ thì mặc kimono có màu là màu tượng trưng cho người đứng đầu gia tộc mình. Do mỗi gia tộc võ sĩ có một màu áo kimono riêng, nên có lúc chiến trường trông giống như một buổi trình diễn thời trang đầy màu sắc vậyVào thời Edo ( 1600 - 1868 ), khi gia tộc võ sĩ Tokugawa nắm quyền ở NB, NB bị chia thành các lãnh địa nhỏ, đứng đầu lãnh địa là các lãnh chúa phong kiến. Samurai ở mỗi lãnh địa được phân biệt với nhau bởi màu sắc và hoa văn trên áo kimono. Do nhu cầu về áo kimono của các samurai khi đó rất nhiều, nên các thợ thủ công phải làm việc liên tục. Vì vậy tay nghề của họ ngày càng thành thạo và khéo léo tới mức nó đã trở thành một thứ nghệ thuật.Vào thời Meiji ( 1868 -1912 ), khi văn hoá Âu Mỹ ồ ạt du nhập vào NB, chính phủ khuyến khích người dân mặc quần áo kiểu phương Tây.. Tất cả các cơ quan của chính phủ và quân đội đều qui định các nhân viên phải mặc âu phục khi đi làm. Đối với người dân thường, khi mặc kimono vào các dịp lễ tết, họ phải đeo một mảnh vải nhỏ có trang trí con dấu riêng của gia đình ở tay áo.Khoảng từ 30 đến 100 ngày sau khi đứa bé chào đời, gia đình và người thân mang đứa trẻ đến đền thờ để làm một nghi lễ nhỏ. Khi đó đứa trẻ được mặc một chiếc kimono, bên dưới là màu trắng, bên trên là màu sáng ( thường là màu đỏ ) nếu là bé gái, hoặc màu đen nếu là bé trai.Ngoài ra, vào ngày lễ Shichigosan ( 15/11 ) các bé trai và bé gái cũng được mặc kimono. Đối với những người bước sang tuổi 20 thì vào ngày lễ Thành Nhân ( ngày thứ 2 của tuần thứ 2 trong tháng 1 ), họ cũng buộc phải mặc kimonoKimomo có một số loại sau. Furisode là loại áo chỉ dành riêng cho những cô gái chưa có trông. Tay áo rất dài và rộng ( thường dài từ 95 đến 115 cm ). Thời xưa, các cô gái thường vẫy vẫy ống tay áo để bày tỏ tình yêu với các chàng trai.Trong lễ cưới, các cô gái mặc kimono shiromuku màu trắng. Màu trắng có ý nghĩa báo hiệu một bước ngoặt mới trong cuộc đời cô gái. Khi đã có gia đình, cô gái không mặc furisode nữa mà mặc tomesode. Tomesode có thể là màu đen hoặc các màu sắc khác. Tomesode màu đen thường được mặc vào các dịp lễ long trọng như đám cưới của người thân, khi mặc phải đeo cả con dấu riêng của gia đình ở tay áo. Tuy nhiên khi mặc tomesode màu khác thì không phải đeo con dấu của gia đình.Ngày nay người Nhật chỉ mặc kimono vào những dịp đặc biệt như đám cưới, đám ma, lễ hội...v...v
Bkduan(Sưu tầm)
http://www.vysa.jp/
Subscribe to:
Posts (Atom)