Friday, September 28, 2007

Phong canh Vinh Ha Long

PHONG CẢNH """"Vinh Hạ Long""""






















Bãi Cháy












Đảo Khỉ












Trinh Nữ









Núi Bài Thơ








Vinh Ha Long _Vietnamese - Ha Long Bay

Nằm ở vùng Ðông Bắc Việt Nam, vịnh Hạ Long là một phần vịnh Bắc Bộ, bao gồm vùng biển của thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Ðồn. Phía tây nam Vịnh giáp đảo Cát Bà, phía đông là biển, phần còn lại giáp đất liền với đường bờ biển dài 120 km, được giới hạn từ 106o58' - 107o22' kinh độ Ðông và 20o45' - 20o50' vĩ độ Bắc với tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên. Ðảo của vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía đông nam (thuộc vịnh Bái Tử Long) và vùng phía tây nam (thuộc vùng vịnh Hạ Long) có tuổi kiến tạo địa chất từ 250 - 280 triệu năm. Vùng tập trung dày đặc các đảo đá có phong cảnh ngoạn mục và nhiều hang động đẹp nổi tiếng là vùng trung tâm Di sản thiên nhiên vịnh Hạ Long, bao gồm vịnh Hạ Long và một phần vịnh Bái Tử Long. Vùng Di sản thiên nhiên được thế giới công nhận có diện tích 434 km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với 3 đỉnh là đảo Ðầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam), đảo Cống Tây (phía đông) vùng kế bên là khu vực đệm và di tích danh thắng quốc gia được Bộ Văn hoá Thông tin xếp hạng năm 1962.
Từ trên cao nhìn xuống, vịnh Hạ Long như một bức tranh khổng lồ vô cùng sống động. Ði giữa Hạ Long, ta ngỡ như lạc vào một thế giới cổ tích bị hoá đá, đảo thì giống hình một người đang đứng hướng về đất liền (hòn Ðầu Người), đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng), đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Ông Lã Vọng), hòn Cánh Buồm, hòn Cặp Gà, hòn Lư Hương... Tất cả trông rất thực, thực đến kinh ngạc. Hình dáng những đảo đá diệu kỳ ấy biến hoá khôn lường theo góc độ ánh sáng trong ngày và theo góc nhìn. Tiềm ẩn trong lòng các đảo đá ấy là những hang động tuyệt đẹp như động Thiên Cung, hang Ðầu Gỗ, động Sửng Sốt, động Tam Cung... Ðó thực sự là những lâu đài của tạo hoá giữa chốn trần gian. Từ xưa, Hạ Long đã được đại thi hào dân tộc Nguyễn Trãi mệnh danh là kỳ quan đất dựng giữa trời cao. Vịnh Hạ Long cũng là nơi gắn liền với sự phát triển của lịch sử dân tộc với những địa danh nổi tiếng như Vân Ðồn - nơi có thương cảng cổ nổi tiếng một thời (1149), có núi Bài Thơ ghi bút tích của nhiều bậc vua chúa, danh nhân, xa hơn chút nữa là dòng sông Bạch Ðằng - nơi đã từng chứng kiến hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của cha ông ta chống giặc ngoại xâm.. Không chỉ có vậy, Hạ Long ngày nay được các nhà khoa học chứng minh là một trong những cái nôi của con người có nền văn hoá Hạ Long từ Hậu kỳ đồ đá mới với những địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Ðồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng... Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, hệ sinh thái rạn san hô, hệ sinh thái tùng áng, hệ sinh thái rừng cây nhiệt đới... Với hàng ngàn loài động, thực vật vô cùng phong phú trên rừng dưới biển, cá, mực... Có những loài đặc biệt quý hiếm chỉ có ở nơi đây.
Với những giá trị đặc biệt như vậy, ngày 17/12/1994, trong phiên họp lần thứ 18 của Hội đồng Di sản Thế giới thuộc UNESCO tổ chức tại Thái Lan, vịnh Hạ Long chính thức được công nhận là Di sản thiên nhiên, khẳng định giá trị mang tính toàn cầu của Di sản thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long.


Thursday, September 27, 2007

[K]i[M]o[N]o-truyen thong NHAT BAN




Nói đến Kimono, kể cả những người chưa từng đặt chân lên đất nước Phù Tang, cũng biết ngay đó là bộ lễ phục truyền thống của người Nhật. Hình ảnh những cô gái với những bộ Kimono rực rỡ trong ngày hội, đã từ lâu là nét đẹp có một không hai của xứ sở hoa anh đào.

Áo Kimono ra đời vào thời Heian ( 794 - 1192 ). Lúc đó, do người ta đã bắt đầu biết kỹ thuật cắt vải ra thành từng mảnh và khâu ghép chúng lại với nhau cho nên các thợ may không còn phải lo lắng nhiều về hình dáng, kích cỡ của khách hàng đặt kimono nữa. Điều này thực sự đem lại rất nhiều điểm thuận lợi cho người mặc kimono. Trước hết là nó dễ gấp, sau nữa nó có thể phù hợp cho mọi thời tiết. Chẳng hạn mùa đông họ có thể mặc thành nhiều lớp để giữ ấm, còn mùa hè, do kimono được may bằng thứ vải lụa thấm mồ hôi nên tạo một cảm giác mát mẻ cho người mặc. Chính vì vậy, kimono vào thời đó trở thành trang phục thường ngày của người Nhật.Về sau, khi việc mặc kimono thành nhiều lớp trở nên phổ biến, người Nhật bắt đầu chú ý đến việc dùng các màu sắc khác nhau cho mỗi lớp áo. Màu sắc của kimono thường để biểu thị cho các mùa trong năm, ngoài ra mỗi một tầng lớp trong xã hội cũng có một loại màu áo kimono riêng.Vào thời Kamakura ( 1192 - 1338 ) và thời Muromachi ( 1338 - 1573 ), mọi người kể cả nam và nữ đều ưa chuộng những chiếc áo kimono có màu sắc tươi sáng. Còn các võ sĩ thì mặc kimono có màu là màu tượng trưng cho người đứng đầu gia tộc mình. Do mỗi gia tộc võ sĩ có một màu áo kimono riêng, nên có lúc chiến trường trông giống như một buổi trình diễn thời trang đầy màu sắc vậyVào thời Edo ( 1600 - 1868 ), khi gia tộc võ sĩ Tokugawa nắm quyền ở NB, NB bị chia thành các lãnh địa nhỏ, đứng đầu lãnh địa là các lãnh chúa phong kiến. Samurai ở mỗi lãnh địa được phân biệt với nhau bởi màu sắc và hoa văn trên áo kimono. Do nhu cầu về áo kimono của các samurai khi đó rất nhiều, nên các thợ thủ công phải làm việc liên tục. Vì vậy tay nghề của họ ngày càng thành thạo và khéo léo tới mức nó đã trở thành một thứ nghệ thuật.Vào thời Meiji ( 1868 -1912 ), khi văn hoá Âu Mỹ ồ ạt du nhập vào NB, chính phủ khuyến khích người dân mặc quần áo kiểu phương Tây.. Tất cả các cơ quan của chính phủ và quân đội đều qui định các nhân viên phải mặc âu phục khi đi làm. Đối với người dân thường, khi mặc kimono vào các dịp lễ tết, họ phải đeo một mảnh vải nhỏ có trang trí con dấu riêng của gia đình ở tay áo.Khoảng từ 30 đến 100 ngày sau khi đứa bé chào đời, gia đình và người thân mang đứa trẻ đến đền thờ để làm một nghi lễ nhỏ. Khi đó đứa trẻ được mặc một chiếc kimono, bên dưới là màu trắng, bên trên là màu sáng ( thường là màu đỏ ) nếu là bé gái, hoặc màu đen nếu là bé trai.Ngoài ra, vào ngày lễ Shichigosan ( 15/11 ) các bé trai và bé gái cũng được mặc kimono. Đối với những người bước sang tuổi 20 thì vào ngày lễ Thành Nhân ( ngày thứ 2 của tuần thứ 2 trong tháng 1 ), họ cũng buộc phải mặc kimonoKimomo có một số loại sau. Furisode là loại áo chỉ dành riêng cho những cô gái chưa có trông. Tay áo rất dài và rộng ( thường dài từ 95 đến 115 cm ). Thời xưa, các cô gái thường vẫy vẫy ống tay áo để bày tỏ tình yêu với các chàng trai.Trong lễ cưới, các cô gái mặc kimono shiromuku màu trắng. Màu trắng có ý nghĩa báo hiệu một bước ngoặt mới trong cuộc đời cô gái. Khi đã có gia đình, cô gái không mặc furisode nữa mà mặc tomesode. Tomesode có thể là màu đen hoặc các màu sắc khác. Tomesode màu đen thường được mặc vào các dịp lễ long trọng như đám cưới của người thân, khi mặc phải đeo cả con dấu riêng của gia đình ở tay áo. Tuy nhiên khi mặc tomesode màu khác thì không phải đeo con dấu của gia đình.Ngày nay người Nhật chỉ mặc kimono vào những dịp đặc biệt như đám cưới, đám ma, lễ hội...v...v

Bkduan(Sưu tầm)

http://www.vysa.jp/